Từ khi bước vào “dân số vàng” đến nay, Việt Nam vượt ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng GDP đạt 6,1%/năm, còn quy mô kinh tế thay đổi thế nào?

Việt Nam bước vào cơ cấu “dân số vàng” từ năm 2007. Từ năm 2007 đến nay, thu nhập bình quân, tăng trưởng GDP và quy mô kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt.

 

Một quốc gia được coi đã bước vào giai đoạn "dân số vàng" khi dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) nhiều gấp 2 lần dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi) hoặc tỷ số phụ thuộc chung dưới 50%. Theo Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), Việt Nam bước vào thời kỳ "dân số vàng" kể từ năm 2007.

Từ năm 2007 đến nay, thu nhập bình quân, tăng trưởng GDP và quy mô kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt.

Thu nhập bình quân đầu người

Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm: Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 840 USD, thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 1.120 USD, chính thức bước nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Một quốc gia được coi đã bước vào giai đoạn "dân số vàng" khi dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) nhiều gấp 2 lần dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi) hoặc tỷ số phụ thuộc chung dưới 50%. Theo Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), Việt Nam bước vào thời kỳ "dân số vàng" kể từ năm 2007.

Từ năm 2007 đến nay, thu nhập bình quân, tăng trưởng GDP và quy mô kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt.

Thu nhập bình quân đầu người

Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm: Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 840 USD, thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 1.120 USD, chính thức bước nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Như vậy, kể từ khi bước vào cơ cấu "dân số vàng", chỉ sau 2 năm, Việt Nam đã vượt ngưỡng thu nhập thấp.

Từ khi bước vào “dân số vàng” đến nay, Việt Nam vượt ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng GDP đạt 6,1%/năm, còn quy mô kinh tế thay đổi thế nào? - Ảnh 1.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2022. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Năm 2022, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 4.010 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Giai đoạn 2007 – 2022, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng 4,8 lần.

Tăng trưởng GDP và quy mô GDP

Năm 2007, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 7,13%. Do ảnh hưởng của đai dịch Covid-19 nên tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm mạnh trong năm 2020 và 2021. Điều này xảy ra ở tất cả quốc gia trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam.

Từ khi bước vào “dân số vàng” đến nay, Việt Nam vượt ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng GDP đạt 6,1%/năm, còn quy mô kinh tế thay đổi thế nào? - Ảnh 2.

Quy mô GDP và tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2022. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Năm 2022, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 8,02%. Với tốc độ tăng trưởng GDP này, Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2022. Giai đoạn 2007 – 2022, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6,1%/năm.

Năm 2007, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 77,41 tỷ USD, xếp thứ 59 trên thế giới. Đến năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 408,8 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới. Như vậy, giai đoạn 2007 – 2022, quy mô GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 5,3 lần, nhảy 22 bậc trên thế giới.

Theo Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng. Cơ cấu dân số vàng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học. Nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh.

Tất cả các nước công nghiệp mới NICs hay được gọi là con rồng châu Á đều cất cánh bay lên nhờ đã tận dụng thành công giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Chuyển đổi nhân khẩu học tác động đến phân bố tuổi dân số và tạo ra dân số vàng là một cơ chế tiềm tàng tác động đến thành công kinh tế. Tuy nhiên, cũng không ít quốc gia đã bỏ lỡ, chìm sâu trong bẫy thu nhập trung bình, ông Hoàng, nhấn mạnh.

Trên thực tế, Việt Nam tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là khai thác lao động giá rẻ và lao động giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp. Hơn một nửa số việc làm chỉ đòi hỏi kỹ năng trung bình, 33,2% là việc làm kỹ năng thấp, chỉ có 11,2% việc làm kỹ năng cao (trong khi đó trung bình các nước phát triển trên thế giới là 20%).

Bên cạnh đó, đa số người lao động của Việt Nam đang tham gia vào các công việc phi chính thức có thu nhập thấp, ít có sự bảo vệ (54% lao động phi chính thức). Trình độ chuyên môn của lao động còn hạn chế, chỉ khoảng 1/4 người đang làm việc được đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

 

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ